Bệnh Nhân Ung Thư Cổ Tử Cung Cần Kiêng Những Loại Thực Phẩm Nào ?

Bệnh ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư rất phổ biến ở phụ nữ trên thế giới. Các bạn có thể giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung nếu như làm xét nghiệm Pap thường xuyên. Các bạn cũng có thể chữa khỏi ung thư cổ tử cung nếu có thể nếu phát hiện sớm. Hiện nay có rất nhiều những phương pháp khác nhau giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung, đây cũng chính là lý do mà số lượng các trường hợp ung thư cổ tử cung đang giảm trên thế giới.

Đa số các trường hợp ung thư cổ tử cung đều là do virus HPV gây ra qua việc quan hệ tình dục. Có tới trên 100 loại virus HPV, thế nhưng đa số đều vô hại. Thông thường mọi người đều nhiễm HPV ở thời điểm nào đó trong đời. Có những loại HPV có thể sẽ không gây triệu chứng gì cả, nhưng cũng có một số có thể sẽ gây ra mụn cóc sinh dục hoặc một số có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung.

Ngoài ra, nhưng nguyên nhân khác cũng là nguy cơ dẫn đến bệnh:

- Quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều bạn tình

Virus HPV lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Việc quan hệ tình dục khi tuổi đời còn trẻ hay quan hệ tình dục với nhiều người làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus gây bệnh.

- Hút thuốc hoặc hít khói thuốc trong thời gian dài

Việc hút thuốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng. Hít phải khói thuốc trong thời gian dài (kể cả khi bản thân không hút) cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao.

- Người có hệ thống miễn dịch suy yếu

Ung thư cổ tử cung luôn "trực chờ" để tấn công những người có hệ miễn dịch dục yếu. Đặc biệt là những bệnh nhân mang trong mình virus HIV hay người sử dụng thuốc làm ức chế hệ miễn dịch.

- Ức chế, căng thẳng thần kinh kéo dài

Việc phụ nữ thường xuyên sống trong tâm trạng ức chế thần kinh, stress trầm trọng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao. Chính vì vậy, để có thể "tránh xa" căn bệnh này, phái đẹp nên sống lạc quan, vui vẻ. Điều này không chỉ góp phần tăng cường sức khỏe cho chị em mà còn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Sinh con khi còn trẻ tuổi

Việc tiến hành sinh con trước 17 tuổi sẽ góp phần đẩy phụ nữ mắc phải căn bệnh này. Lý do là ở độ tuổi này cơ quan sinh dục, sinh sản của họ chưa phát triển hoàn thiện cũng như thiếu kiến thức trong vấn đề vệ sinh.

- Lạm dụng thuốc tránh thai

- Có tiền sử mắc các bệnh lây qua đường tình dục

Nếu như trước đây bạn từng chịu sự phiền toái bởi các bệnh như Chlamydia, lậu hay giang mai thì bạn cũng nên đề cao cảnh giác đối với ung thư cổ tử cung.

Bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung không nên ăn nhiều thịt đỏ. Theo nhiều nghiên cứu, thịt đỏ chứa protein có cấu trúc phức tạp, khó hấp thu vì cần nhiều enzyme thể thủy phân, có tính axit, chứa ký sinh nên thực sự không tốt cho người bệnh. Trong khi đó, cơ thể người bệnh còn yếu, không tiêu hóa được hết, thức ăn tích tụ lại sẽ tạo ra các chất rất độc hại.

Việc bạn ăn nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo sẽ làm tăng chỉ số cholesterol, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của các dưỡng chất vào máu và ảnh hưởng đến quá trình chữa trị bệnh.

Các đồ uống có gas, có cồn sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn, không hút thuốc lá, thuốc chứa nhiều chất độc hại không chỉ khiến bệnh nặng hơn mà còn là chất gây ung thư.

Bệnh nhân không nên ăn các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp bởi chứa nhiều calo, năng lượng, ít dinh dưỡng, bên cạnh đó còn chứa chất bảo quản không tốt cho sức khỏe.

Bệnh nhân ung thư không nên ăn thực phẩm có vị cay, nóng, quá đắng hay quá mặn vì những loại thực phẩm và đồ ăn này có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, kích thích niêm mạc tử cung, vị trí tổn thương do ung thư khiến các triệu chứng bệnh nặng hơn, đau đớn hơn.

Các món ăn lên men từ dưa muối, cà muối,... rất ngon miệng tuy nhiên đây lại được xem là các món ăn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư nếu ăn quá nhiều.

Bệnh nhân có thể mất cảm giác ngon miệng trong quá trình điều trị ung thư, vì vậy, không nên cho bệnh nhân ăn các đồ ăn khô, khó nuốt. Nên chọn những thức ăn mềm, dễ ăn. Đặc biệt, nên chiều theo ý thích của bệnh nhân.

Next Post Previous Post