Phong Ngứa Mề Đay: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Theo DSCKI. (Phó Chủ tịch TW Hội Đông Y Việt Nam) cho biết, phong ngứa mề đay là từ dân gian để chỉ hiện tượng dị ứng nổi mề đay mà trong Đông y thuộc phạm vi chứng phong sang.

Dị ứng nổi mề đay là phản ứng của cơ thể trước sự xâm nhập của một chất lạ nào đó gọi là dị nguyên có thể qua đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường máu nhưng phần nhiều là do tiếp xúc trực tiếp.

Sau khi dùng thuốc, thức ăn, tiếp xúc với dị nguyên người bệnh sẽ có những triệu chứng sau:

Theo Đông y, nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh là sự xâm nhập của các chất lạ vào cơ thể còn do cơ thể cảm nhiễm ngoại tà hoặc cảm phải thời khí ôn dịch khiến cơ thể bị phong nhiệt, phong hàn, phong thấp gây uất kết ở bì phu, cơ nhục.

Ngoài ra, còn do quá trình của lục phủ ngũ tạng yếu như can, phế, vị nhiệt, tỳ thấp quá thịnh, âm huyết bất túc, huyết hư mà sinh phong ngứa.

Như vậy, có thể kể đến những nguyên nhân gây phong ngứa như sau:

  • Do dị nguyên: thức ăn, thuốc, khói bụi, phấn hoa, thời tiết, lông thú....
  • Do di truyền, cơ địa đị ứng
  • Do hệ miễn dịch kém

Cụ thể:

- Những yếu tố dị nguyên: thay đổi thời tiết đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh; ăn phải thức ăn gây bị ứng; lông thú, phấn hoa, quần áo, bụi bẩn;...Đối với những người có hệ miễn dịch kém, chức năng gan và thận không tốt thường rất nhạy cảm với những nguyên nhân dị ứng nguyên này.

- Nguyên nhân bên trong: do tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây; do thể trạng yếu, nhạy cảm, cơ thể bị suy nhược và hệ miễn dịch kém; do các ổ nhiễm trùng từ các loại bệnh như viêm xoang, nhiễm trùng hô hấp,...

Có những trường hợp bị mề đay chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày là từ khỏi, nhưng cũng có những trường hợp mề đay kéo dài gây nên hiện tượng sốc phản vệ, khó thở và trụy tim rất nguy hiểm đến tính mạng.

Bước 1: Phát hiện và tránh dị nguyên gây dị ứng

Để việc điều trị đạt hiệu quả đầu tiên phảo xác định nguyên nhân và ngăn chặn sự xâm nhập của chất lạ này.

Bước 2: Dùng thuốc chữa dị ứng, giải độc

Điều trị cụ thể bệnh dị ứng nổi mề đay tùy thuộc vào mức độ trầm trọng và thời gian kéo dài của bệnh. Theo Tây y, mục đích làm giảm, làm mất triệu chứng dị ứng, các tổn thương nhờ vô hiệu hóa chất hóa học trung gian.

    Cách điều trị với trường hợp nhẹ

Dùng các thuốc kháng histamin H1 gồm (Loratadin (Clarytin); Cetirizin (Zyrtec); Acrivastin (Semplex)).

    Cách điều trị với trường hợp nặng

Phối hợp kháng histamin H1 với corticoid

Lưu ý:

Corticoid đường uống hay đường tiêm chỉ nên dùng trong điều trị mày đay cấp, nặng, có phù thanh quản, hoặc một số trường hợp mày đay do viêm mạch...không đáp ứng với các thuốc histamin thông thường.

Dược sĩ Phạm Hinh giới thiệu một số bài thuốc nam đơn giản, dễ dùng để trị chữa dị ứng ngoài da nhẹ như sau:

    Trị mề đay đay do gặp mưa lạnh

Trước hết cần vào chỗ ấm tránh mưa lạnh, sau đó có thể lấy 3 lát gừng tươi, giã nát, thêm nước sôi và một ít đường để uống ấm nhằm tăng tác dụng ôn trung.

    Trị mề đay dị ứng, mẩn ngứa

Vị thuốc:

15g cây đơn kim
15g lá đơn đỏ (lá đơn tía)
10g đơn nem hoặc lá đơn tướng quân (15g)

Đem sắc uống ngày 1 thang.

    Trị mề đay dị ứng do ăn phải thực phẩm lạ

Dùng inh giới 24g sao vàng, sắc uống, kết hợp một ít kinh giới sao với cám gạo rồi xát nhẹ lên vùng da bị ngứa ngày 23 lần cho đến khi khỏi.

    Trị mề đay ngứa, phát ban do phong nhiệt

Vị thuốc:

Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2-3 lần uống.

Riêng đối với , người bệnh cần đến khám chuyên khoa, làm thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân vì đây có thể là triệu chứng của các bệnh lí bên trong. Hiện, nhà thuốc Nam Đỗ Minh Đường đang triển khai dịch vụ tư vấn và thăm khám cho mọi người bệnh.

Cách phòng bệnh mề đay dị ứng (phong ngứa)

    Thận trọng với các dị nguyên

Với những người có cơ địa dị ứng, đặc biệt là trẻ em cần thận trọng với tất cả các dị nguyên lạ trong cuộc sống hàng ngày. Cần loại trừ các dị nguyên nghi ngờ gây ra phản ứng dị ứng.

Ví dụ, khi tiếp xúc với nước lạnh, gặp thời tiết lạnh bị nổi mề đay cần thận trọng hơn bằng cách mặc ấm mỗi lúc thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh.

    Nên đeo găng tay, đồ bảo hộ khi tiếp xúc với chất tẩy rửa, hóa chất.
    Không được dùng thuốc tùy tiện, đặc biệt là với trẻ em. Mọi loại thuốc đều cần sử chỉ định của bác sĩ.

Xem video PGS.TS(Nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương) chia sẻ về bệnh nổi mề đay:

(mề đay dị ứng) là một bệnh phổ biến và cũng có nhiều mức độ khác nhau, vì thế khi có triệu chứng cần đi khám bác sĩ ngay, tốt nhất là bác sĩ chuyên khoa dị ứng để được tư vấn, khám và điều trị phù hợp.

Next Post Previous Post