Sàng Lọc Ung Thư Tuyến Tiền Liệt (Xét Nghiệm Psa)
Sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt là phương pháp giúp kiểm tra xem tuyến tiền liệt có dấu hiệu ung thư hay không. Tuyến tiền liệt có ở nam giới, nằm phía dưới bàng quang và phía trước trực tràng, nó tạo thành một vòng bao quanh niệu đạo (niệu đạo là đường dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể).
Xét nghiệm chính được dùng để sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt là xét nghiệm PSA trong máu. Ngoài ra một số bệnh nhân còn được khám trực tràng.
Những ai cần được sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt?
Sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt được thực hiện ở những người đàn ông không có triệu chứng của bệnh. Lợi ích của việc sàng lọc còn chưa rõ ràng, liệu nó có thể giúp kéo dài cuộc sống của bệnh nhân hoặc giúp họ tránh được bất kỳ triệu chứng hay vấn đề, vì vậy các bác sĩ không thể xác định chắc chắn ai nên được sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt.
Những người có yếu tố nguy cơ (như đàn ông da đen hoặc gia đình có tiền sử mắc ung thư tiền liệt tuyến) có thể được bắt đầu sàng lọc ở độ tuổi 40 đến 45. Hầu hết bác sĩ khuyên không nên sàng lọc cho nam giới từ 70 tuổi trở lên, hoặc cho những người có những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Mục đích của việc sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt?
Các bác sĩ đưa ra chỉ định sàng lọc với hi vọng phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt - trước khi ung thư có cơ hội phát triển, di căn, hoặc gây ra các triệu chứng. Với nhiều bệnh ung thư, phát hiện bệnh sớm góp phần giúp điều trị hiệu quả hơn. Còn đối với ung thư tuyến tiền liệt, không giống như những loại ung thư khác vì nó thường tiến triển chậm và thường không gây tử vong. Vấn đề là một số ít trường hợp sẽ diễn tiến nặng và gây tử vong, nhưng bác s 297; không có cách tối ưu để phân biệt được trường hợp nào sẽ gây tử vong và trường hợp nào sẽ không gây ra vấn đề gì.
Một số xét nghiệm có thể gợi ý phân biệt, nhưng không phải là hoàn hảo. Ngoài ra, các nghiên cứu khác nhau đã đưa ra kết luận về lợi ích của việc sàng lọc, liệu nó có giúp giảm nguy cơ tử vong do ung thư tuyến tiền liệt hay không.
Những hạn chế của việc sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt?
Xét nghiệm PSA có hai nhược điểm chính:
- Các xét nghiệm PSA đôi khi cho kết quả "dương tính giả", nghĩa là xét nghiệm cho kết quả ung thư trong khi thực chất cơ thể không bị ung thư. Điều này dẫn đến những lo lắng không cần thiết và phải thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu - bao gồm sinh thiết có thể gây đau đớn.
- Khi xét nghiệm PSA dẫn đến việc phát hiện ung thư, thường không thể biết được loại ung thư này có thuộc nhóm ung thư có hại hay không. Do đó đôi khi có những trường hợp ung thư được điều trị dù khối u đó không có khả năng diễn tiến nghiêm trọng, và việc điều trị ung thư sẽ chứa các rủi ro và các tác dụng phụ. Ví dụ như điều trị ung thư tuyến tiền liệt có thể khiến nam giới bị rò nước tiểu và gặp phải các vấn đề về tình dục.
Làm thế nào để quyết định sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt?
Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn để quyết định liệu bạn có nên sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt hay không. Hãy nghĩ về những khả năng có thể mắc ung thư. Đàn ông da đen hoặc có anh em trai hay cha mắc bệnh ung thư thì sẽ có nguy cơ cao hơn. Sàng lọc là ý tưởng tốt cho những người có nguy cơ cao.
Và hãy nghĩ về cảm nhận của bạn đối với những lợi ích và tác hại có thể có của việc sàng lọc. Tự hỏi mình những câu hỏi sau:
- Tôi có muốn biết mình bị ung thư tuyến tiền liệt không, ngay cả khi ung thư này có thể không bao giờ gây hại cho tôi?
- Tôi có được điều trị nếu biết mình bị ung thư tuyến tiền liệt không?
- Tôi cảm thấy thế nào khi nghe về những rủi ro khi điều trị ung thư tuyến tiền liệt?
- Tôi cảm thấy thế nào khi nghe về những rủi ro của dạng ung thư tuyến tiền liệt tiến triển gây tử vong?
- Tôi có sẵn sàng chấp nhận những rủi ro cao do tác dụng phụ của điều trị ung thư, để đổi lấy cơ hội mong manh được sống lâu hơn không?
- Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH), còn được gọi là phì đại tuyến tiền liệt
- Bị nhiễm trùng tuyến tiền liệt, còn gọi là viêm tuyến tiền liệt.
- Tuyến tiền liệt bị tổn thương, ví dụ như khi đi xe đạp
- Xuất tinh (khi đạt cực khoái)
Làm gì nếu nồng độ PSA của tôi tăng quá cao?
Nếu nồng độ PSA của bạn cao, đừng lo lắng. Lý do tăng cao có thể không phải do ung thư tuyến tiền liệt. Nếu nồng độ PSA trong máu của bạn chỉ hơi cao, thường thì sẽ làm xét nghiệm PSA một lần nữa. Trong vòng hai ngày trước khi xét nghiệm lần hai, tránh xuất tinh và đi xe đạp. Nếu bác sĩ của bạn nghĩ rằng bạn bị nhiễm trùng tuyến tiền liệt, bạn có thể phải dùng kháng sinh trong một thời gian trước khi làm lại xét nghiệm.
Nếu nồng độ PSA của bạn vẫn còn cao trong lần xét nghiệm thứ hai, hoặc nếu lần đầu tiên đã rất cao, thì bạn cần được làm thêm các xét nghiệm khác, chẳng hạn như sinh thiết. Sinh thiết có nghĩa là bác sĩ lấy mẫu mô nhỏ từ tuyến tiền liệt của bạn bằng kim, và đem đến phòng xét nghiệm để kiểm tra ung thư.
Nếu thực sự bạn bị ung thư, đừng quá lo lắng vì ung thư tuyến tiền liệt thường không gây tử vong. Bệnh thường tiến triển chậm và bạn có đủ thời gian để quyết định nên làm gì. Có những phương pháp có thể giúp điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Những đôi khi bệnh nhân không quyết định điều trị mà chỉ chờ đợi xem liệu ung thư có dấu hiệu tiến triển hay không.
Tần suất thực hiện sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt?
Đối với những người quyết định sàng lọc, các bác sĩ khuyên nên thực hiện sàng lọc sau mỗi 2 đến 4 năm.
Có thể ngừng sàng lọc sau tuổi 70 hoặc nếu bệnh nhân có các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trong những trường hợp này, sàng lọc không đem lại lợi ích mà có thể có những tác hại.