Tìm Hiểu Nguyên Nhân Ung Thư Vòm Họng Để Phòng Ngừa Hiệu Quả

Ung thư vòm họng là căn bệnh ác tính, có tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân ung thư vòm họng ngay từ hôm nay là rất cần thiết để chúng ta có biện pháp phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả và an toàn.

1. Nguyên nhân ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng còn được gọi là NPC (ung thư biểu mô vòm họng). Căn bệnh này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Thế nhưng, tỷ lệ mắc cao nhất là những người trong độ tuổi từ 40 - 60 và nam mắc cao hơn nữ gấp 3 lần.

Tên gọi khác của loại virus này là herpesvirus và thuộc nhóm virus Herpes. Virus EBR sẽ tấn công vào tế bào lympho B của hệ miễn dịch cùng các tế bào biểu mô và gây ra ung thư vòm họng. Tuy nhiên, không phải mọi chủng virus EBR đều gây ung thư vòm họng.

Đặc biệt, những người mắc ung thư vòm họng do virus EBR sẽ có nguy cơ lây nhiễm cho những người khác qua đường nước bọt và chất bài tiết của đường sinh dục. Vì thế, khi phát hiện có người mắc bệnh viêm vòm họng, chúng ta cần tránh tiếp xúc với dịch sinh dục hay nước bọt của người bệnh.

Một trong những yếu tố gây ung thư vòm họng chính là sự ô nhiễm môi trường và không khí. Theo đó, con người tiếp xúc lâu dài với các hóa chất độc hại khói bụi sẽ khiến sức khỏe bị ảnh hưởng cùng sự thay đổi hoặc hư hỏng DNA, gây ra đột biến gen. Chính các gen đột biến này sẽ khiến sự hoạt động không ổn định, mất kiểm soát và dẫn đến ung thư.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân ung thư vòm họng. Vì thế, khi bố hoặc mẹ hay người thân trong gia đình từng mắc căn bệnh này thì thế hệ sau sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn những người bình thường khác.

Lý giải cho vấn đề này là các yếu tố di truyền khiến nhiễm sắc thể 3p, 9p, 11q, 13a, 14q và 16q bị ảnh hưởng, gây đột biến gen. Từ đó, khiến các khối u phát triển và hình thành ung thư vòm họng.

Rượu bia và những đồ uống có cồn khác sẽ chuyển hóa thành acetaldehyde khi vào cơ thể. Đây là một chất rất độc hại và chúng sẽ kích thích sự phát triển của các tế bào ung thư. Vì thế, nếu lạm dụng rượu bia sẽ gia tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng.

Thuốc lá và khói thuốc lá chứa rất nhiều chất độc là Nicotin, Cadmium, Asen, Clorua vinyl, Amoniac, Benzen. Đây là những chất gây ung thư mạnh. Do đó, nếu dùng thuốc lá nhiều và trong thời gian dài sẽ khiến tích tụ lượng độc tố lớn, dẫn đến phát bệnh ung thư.

Đặc biệt, những người nghiện thuốc lá lại lạm dụng rượu bia thì nguy cơ mắc ung thư vòm họng sẽ tăng đáng kể.

Human papillomavirus (HPV) là nhóm virus nguy hiểm vì chúng gây ra nhiều căn bệnh ung thư. Trong đó, có ung thư vòm họng. Đặc biệt, nếu trong họng xuất hiện HPV 16 và HPV 18 thì nguy cơ mắc ung thư vòm họng sẽ tăng lên rất cao.

Ăn nhiều và thường xuyên thực phẩm chế biến sẵn, chiên rán, đồ nướng có tẩm ướp nhiều muối, gia vị hay thực phẩm lên men đều không tốt cho sức khỏe, gia tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng. Việc lạm dụng các thực phẩm này sẽ khiến nguy cơ ung thư tăng dần theo thời gian và đến một lúc nào đó sẽ phát bệnh.

Tai - mũi - họng là 3 cơ quan có quan hệ mật thiết và thông với nhau. Do đó, khi một cơ quan bị tổn thương thì 2 cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng. Vì thế, nếu mắc các bệnh viêm xoang, viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm amidan mà không được điều trị kịp thời, dứt điểm sẽ chuyển thành mãn tính.

Căn bệnh mãn tính dai dẳng, kéo dài và tái phát thường xuyên sẽ dễ chuyển thành biến chứng ung thư vòm họng.

Ngoài các nguyên nhân ung thư vòm họng kể trên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh như:

  • Các bệnh về máu bẩm sinh, rối loạn tiêu hóa bẩm sinh.
  • Tuổi tác: Những người cao tuổi sẽ suy giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng. Cộng thêm lão hóa nên nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
  • Giới tính: Tỷ lệ nam giới bị ung thư vòm họng cao hơn nữ giới. Điều này có thể xuất phát từ việc nam giới thường xuyên sử dụng rượu bia và thuốc lá.

4. Phòng ngừa ung thư vòm họng như thế nào?

Sau khi đã nắm được những nguyên nhân ung thư vòm họng, chúng ta cần có các biện pháp thiết thực để phòng ngừa căn bệnh này. Đó là:

  • Duy trì bổ sung rau xanh, trái cây vào thực đơn hàng ngày. Đặc biệt, nên tăng cường các thực phẩm có khả năng phòng ngừa ung thư như nghệ, quả mọng, nấm, các loại hạt...
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chiên xào, đồ nướng, đồ muối chua, đồ cay nóng...
  • Uống nhiều nước mỗi ngày. Tuy nhiên, cần tránh uống nước quá nóng hay các đồ uống đang còn nóng.
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc lá và nên tránh xa môi trường có khói thuốc lá.
  • Chỉ nên sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn với lượng vừa phải. Nếu được thì tốt nhất không nên uống.
  • Các đồ ngọt có gas, nước đóng hộp... cũng nên hạn chế sử dụng.
  • Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày là giải pháp tăng sức đề kháng, cải thiện sức khỏe nhằm phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.
  • Không thức khuya quá 23h. Tốt nhất nên đi ngủ trước 22h, đảm bảo ngủ đủ mỗi ngày 7 - 8 tiếng để cải thiện sức khỏe và tăng sức đề kháng.
  • Không làm việc quá sức. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cho bản thân, tránh để bị căng thẳng, stress.
  • Tránh quan hệ tình dục bằng miệng.
  • Vệ sinh môi trường sống, làm việc sạch sẽ và thông thoáng. Khi ra ngoài cần bảo vệ cơ thể cũng như miệng, hệ hô hấp cẩn thận.

Khi có dấu hiệu của bệnh tai - mũi - họng, các bạn nên nhanh chóng đi thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ có phương án điều trị kịp thời nhằm mang lại hiệu quả cao và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 12 tháng/1 lần để tầm soát bệnh tật hiệu quả. Từ đó, có phương án xử lý các vấn đề của sức khỏe được sớm nhất và ngăn ngừa những căn bệnh nguy hiểm.

Next Post Previous Post