Sau Khi Sinh Mổ Bị Ho Có Sao Không, Cách Chữa Ho Hậu Sản Thế Nào?
Sau khi sinh mổ bị ho có nhiều biểu hiện khác nhau như ho cấp tính, mãn tính, ho có đờm, ho khan, ho kèm theo sốt, sổ mũi, khản tiếng,...Chữa ho sau khi sinh cho mẹ bằng cách uống nước chanh mật ong hoặc nước gừng với mật ong, ăn cháo hành lá tía tô, súc miệng bằng nước muối 2 lần mỗi ngày,...Nếu mẹ bị ho nhiều có thể dùng thuốc kháng sinh nhưng cần theo chỉ định của bác sĩ. Tùy vào...
Tùy vào nguyên nhân, biểu hiện và tình trạng , mẹ có thể áp dụng những cách chữa ho khác nhau. Trong trường hợp ho do thời tiết thay đổi hoặc nhiễm virus thì có thể không dùng thuốc kháng sinh mà chữa bằng các mẹo dân gian:
Ho sau khi sinh là gì? có nguy hiểm không?
Ho sau khi sinh còn được gọi là ho hậu sản, đây là tình trạng mẹ bị ho sau khi sinh chứ đây không phải là tên gọi của bệnh hậu sản.
Ho hậu sản có nhiều biểu hiện khác nhau như ho cấp tính, mãn tính, ho có đờm, ho khan, ho kèm theo sốt, sổ mũi, khản tiếng...Tùy vào mức độ khác nhau thì sẽ có chuẩn đoán và đánh giá mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Nguyên nhân phụ nữ bị ho sau khi sinh
Ho hậu sản kéo dài trong 1 ngày hoặc có thể lâu hơn, kèm theo triệu chứng sốt, nhức đầu, váng đầu, cảm lạnh, người không có sức thì có thể do đường hô hấp bị nhiễm virus.
Ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp
Nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi, viêm họng, cảm cúm... Triệu chứng thường là ho có đờm kèm các triệu chứng như sổ mũi, ngạt mũi, sốt, đau rát cổ họng... Hoặc do nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như: viêm phế quản, viêm phổi, hen, suyễn... cũng là nguyên nhân gây ho.
Ho hậu sản do thay đổi thời tiết
Thay đổi thời tiết, mẹ sau sinh cơ thể yếu, sức đề kháng kém, dễ bị nhiễm lạnh cũng là một trong những nguyên nhân gây ho. Triệu chứng thường là ho khan, ho gió, không có đờm. Trường hợp nặng hơn một chút có thể ho kèm theo triệu chứng sốt nhẹ, hơi đau rát cổ họng.
Ho do những nguyên nhân khác
Ho cũng có thể do nguyên nhân như ô nhiễm môi trường, hít phải khói bụi, khói thuốc lá, khiến các bệnh đường hô hấp, hen suyễn nặng hơn. Ho do các bệnh tim mạch, trào ngược dạ dày... dùng một số loại thuốc kháng sinh có thể dẫn đến phản ứng phụ là ho khan, ho kéo dài.
Chữa ho cho phụ nữ sau sinh như thế nào hiệu quả?
Pha nước cốt chanh với mật ong theo tỷ lệ 1:3, uống mỗi ngày sau ăn khoảng 40 phút. Đây không chỉ là cách chữa ho hậu sản đơn giản, hiệu quả mà còn an toàn đối với các mẹ sau sinh, đang cho con bú.
Cách này không những giúp làm sạch, bảo vệ răng miệng khỏi vi khuẩn mà còn hỗ trợ làm sạch niêm mạc miệng, giảm ho hiệu quả. Nên duy trì thói quen súc miệng bằng nước muối sinh lý 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Với những mẹ bị ho hậu sản do thay đổi thời tiết, cảm lạnh thì nấu cháo hành và lá tía tô sẽ có công dụng hiệu quả trong việc giải cảm, giảm ho, lại vô cùng bổ dưỡng và lành tính cho mẹ sau sinh.
Cách thực hiện rất đơn giản. Sau khi nấu cháo chín nhừ thì thái nhỏ hành và lá tía tô thả vào. Có thể thêm một ít nước gừng tươi để tăng mùi vị.
Trị ho bằng nước gừng và mật ong
Lấy 1 củ gừng giã nhuyễn và cho vào cốc nước nóng, thêm 3 lát chanh tươi và 1 thìa mật ong, khuấy lên và có thể nhâm nhi uống như 1 tách trà sẽ giúp giảm ho hiệu quả.
Bị ho sau khi sinh có được dùng thuốc kháng sinh?
Với những mẹ không thể chữa ho bằng các mẹo dân gian. Các mẹ cần sử dụng thuốc kháng sinh để chữa ho hiệu quả, đặc biệt là bệnh do vi khuẩn gây nên. Một số loại thuốc kháng sinh như: Augmentin, Amoxycillin, Clamoxyl...
Đây đều là những loại thuốc đặc trị dành riêng cho phụ nữ mang thai nên đảm bảo an toàn tuyệt đối và không ảnh hưởng đến cơ thể. Tuy nhiên các mẹ cần uống theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Các mẹ nếu bị ho nghiêm trọng và xuất hiện một số triệu chứng như ho kéo dài, sốt cao 39 độ trở lên. Các mẹ nên ngưng cho con bú và đi khám bác sĩ ngay lập tức. Các mẹ phải chờ cho đến khi cơ thể hồi phục mới tiếp tục cho bé bú.
Phòng tránh bị ho sau khi sinh như thế nào?
cũng như phòng tránh rất cần thiết để giúp chị em có được sức khỏe tốt để chăm con.
Trong thời gian ở cữ mẹ phải để ý tới việc khống chế nhiệt độ cũng như thông gió trong phòng. Để tránh sự chênh lệch nhiệt độ trong phòng, ngoài trời lớn khiến các chị em bị ho. Các mẹ nên duy trì mỗi ngày 2 - 3 lần mở cửa thông gió trong khoảng 20 - 30 phút. Điều này sẽ khiến các vi khuẩn không sinh sôi gây bệnh trong không khí.
Các mẹ bị ho nên cách li với bé và chú ý cần phải ăn uống sạch sẽ, đồ ăn phải dễ tiêu hóa. Các mẹ không nên dùng thực phẩm cay, chua và chất gây kích thích, những chất nhiều dầu mỡ. Nếu không dù có cách chữa ho cho phụ nữ sau sinh nào đi nữa thì cũng không khỏi được.
Các mẹ cũng nên chú ý uống nhiều nước ấm đã đun sôi để duy trì lượng nước cho cơ thể. Nước ấm có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch cho mẹ, giảm đau họng, thanh lọc cơ thể, tránh bị kích ứng. Các mẹ nên uống 2 lít nước mỗi ngày để duy trì các hoạt động của cơ thể.
Mẹ bị ho sau khi sinh cần lưu ý gì?
- Mẹ bị ho sau khi sinh do cảm cúm cần chú ý để tránh lây sang cho bé, vệ sinh tay sạch sẽ khi cho bé bú và đeo khẩu trang.
- Nên uống nhiều nước, bổ sung vitamin C bằng cách ăn hoa quả: cam, bưởi...Kết hợp ăn tỏi, hành, hẹ để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tránh ăn đồ ăn lạnh, cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ.
- Tránh môi trường khô, lạnh, độ ẩm cao, nhất là điều hòa, các yếu tố gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp như bụi, khói thuốc lá...
- Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, tai, ngực, vòm họng.
- Có chế độ tập luyện tập thể thao thích hợp để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.
Từ khóa: