Cách Chữa Đau Khớp Gối Ở Người Già Tại Nhà Thật Hiệu Quả
Để giảm thiểu những biến chứng do mang lại, người bệnh cần biết 5 cách chữa đau khớp gối ở người già tại nhà, cụ thể như sau:
1- Thuốc trị đau nhức xương khớp cho người già theo Tây y
Tây y được đánh giá là phương pháp điều trị đau nhức khớp gối khá tối ưu. Tùy vào từng tình trạng bệnh khác nhau mà bác sĩ chuyên khoa sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc chữa đau nhức khớp gối kê toa hoặc không cần kê toa.
Bao gồm những loại thuốc người bệnh có thể sử dụng mà không cần phải theo đơn thuốc do bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Trong đó bao gồm: thuốc giảm đau nhức xương khớp bao gồm thuốc Aceraminophen, thuốc Paracetamol,... và thuốc kháng viêm không chứa steroid (Asoirin, Naproxen, Ibuprofen,...).
Thực tế chứng minh một điều đó là nhóm thuốc kê toa thường có tác dụng chữa bệnh tốt hơn hẳn so với nhóm thuốc không cần kê toa. Điều này cũng dễ lý giải, vì sau quá trình chẩn đoán đưa ra kết quả chính xác về tình trạng bệnh đau khớp gối bác sĩ sẽ kê những loại thuốc tây y phù hợp nhất. Những loại thuốc dùng phổ biến nhất, có tác dụng nhanh phổ biến như thuốc kháng viêm Steroid, thuốc kháng viêm không Steroid ức chế chọn lọc COX-2,...
- Làm giảm nhanh các triệu chứng bệnh, cụ thể là giảm nhanh cơn đau nhức, hạn chế tình trạng co cứng khớp, hạn chế khả năng vận động.
- Dễ dàng tìm mua tại các hiệu thuốc Tây.
- Nhỏ gọn, tiện lợi, thuốc được điều chế dạng viên nén dễ sử dụng.
- Giá thành khá đắt, không phải người bệnh nào cũng có thể sử dụng được lâu dài.
- Thuốc Tây y không có khả năng điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh, sau khi dừng uống thuốc thì bệnh vẫn có khả năng tái phát trở lại.
- Nếu lạm dụng thuốc thì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, đại tràng, gan, thận,...
2- Áp dụng các bài thuốc Nam chữa bệnh đau nhức xương khớp ở người già
Bên cạnh các loại thuốc tây y, thuốc đông y, người cao tuổi có thể tham khảo và áp dụng các bài thuốc nam chữa đau khớp gối sau đây để cải thiện các triệu chứng sưng đau ở khớp gối nhanh chóng, thực hiện dễ dàng và không gây tác dụng phụ như: bài thuốc từ cây trinh nữ, lá lốt, ngải cứu,...
Cách này hỗ trợ lưu thông khí huyết, từ đó giảm sưng tấy và đau nhức ở đầu gối. Người bệnh chỉ cần dùng khoảng 20g rễ cây gối hạt đem sắc với 1,5 lít nước để uống hàng ngày. Ngoài ra, để cho bài thuốc có hiệu quả nhanh hơn, người bệnh có thể kết hợp rễ cây gối hạt với cỏ xước, cốt khí củ, hy thiêm thảo, rễ gấc; mỗi vị khoảng 15-30g. Đem sắc lấy nước để uống mỗi ngày.
Lấy khoảng 800g lá lốt, 300g cà gai leo, 300g thiên niên kiện, 300g thổ phục linh, 300g cỏ xước, 100g quế chi rửa sạch rồi đem phơi khô, tán vụn. Sau đó cho vào ngâm với 5 lít rượu trắng trong 1 tuần thì lấy ra sử dụng. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống chừng 30ml rượu thuốc.
Lấy 20g lá lốt và 20g ngải cứu rửa sạch, giã nát. Sau đó cho giấm vào và chưng nóng rồi dùng nó để chườm lên vùng đầu khớp bị sưng đau. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần, liên tục trong 1 tuần sẽ thấy khớp gối đỡ đau nhức một cách đáng kể.
- Nguyên liệu quen thuộc, rất dễ tìm mà giá thành cũng rất rẻ.
- Không gây tác dụng phụ.
- Thời gian điều trị kéo dài.
- Không có tác dụng điều trị đau nhức khớp gối dứt điểm.
3- Vận động cơ thể đúng cách
Để hạn chế tình trạng khớp gối ngày càng đau nhức hơn người cao tuổi nên có chế độ vận động và nghỉ ngơi đúng cách, vì đây là giai đoạn xương khớp có dấu hiệu lão hóa nên hạn chế vận động mạnh, khiêng vác nặng. Bên cạnh việc nghỉ ngơi thì phải biết cách vận động cơ thể với các bài tập nhẹ nhàng, giúp khớp gối linh hoạt hơn như: đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập dưỡng sinh hay tập các bài vận động được bác sĩ chỉ định để gi úp vận động đúng cách, tránh gây biến chứng và triệu chứng cứng khớp.
Tư thế đứng thẳng, chân trái để lên trước, chân phải ở phía sau. Gập khớp gối chân phải xuống sàn, giữ tư thế này 30 giây rồi từ từ thả ra. Các bạn nên Lặp lại bài tập này 5 lần rồi tiến hành đổi chân và thực hiện động tác tương tự.
Người bệnh vịn tay lên thành ghế sau đó co chân phải lên để trọng tâm đổ dồn lên chân trái. Tiếp đó, các bạn dùng tay trái nắm lấy chân phải và kéo gót chân về phía gần mông. Nên giữ tư thế này trong khoảng 20 - 30 giây rồi thả ra và thực hiện động tác tương tự với bên còn lại.
Người bệnh nằm với tư thế thoải mái trên mặt phẳng rồi sau đó giữ hai chân và từ từ co lại sao cho đùi áp sát bụng. Sau đó, các bạn nên thư giãn và hít thở sâu rồi đưa chân trở về vị trí ban đầu rồi lặp lại động tác 15 - 20 lần.
4- Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh
Triệu chứng đau nhức khớp gối thường được biểu hiện rõ nét vào những ngày trở trời, thời tiết chuyển lạnh. Để hạn chế tình trạng này người cao tuổi nên tự giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là đối với khớp gối để làm giảm triệu chứng đau, nhức. Nếu khớp có dấu hiệu co cứng, đau nhức, tê mỏi thì nên chườm ấm hoặc dùng dầu để làm nóng khớp gối, giúp cho mạch máu giãn nở, nhịp độ tuần hoàn máu diễn ra đều đặn hơn. Giữ cho cơ thể và ; các khớp luôn ấm khi đi ra ngoài.
5- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nuôi dưỡng và phục hồi cơ xương khớp. Ngoài các hoạt động về thể chất cần thiết thì người cao tuổi cần chú ý bổ sung đầy đủ vitamin từ rau củ quả, chất xơ, protein, khoáng chất trong thực đơn hàng ngày. Bên cạnh đó người già bị sưng đầu gối cũng nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, các món ăn chiên xào, thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa các axit chứa omega 3, canxi, vitamin C, vitamin D & #273;ể ngăn chặn các phản ứng gây viêm ở khớp gối.