Gà Bị Khò Khè Và Cách Điều Trị Từ Chuyên Gia

Thở khò khè là bệnh lý thường gặp trên gà. Ta có thể dễ dàng quan sát những triệu chứng điển hình của căn bệnh này thông qua những biểu hiện thường thấy ở gà. Để từ đó xác định đúng phương hướng chữa trị.

Gà bị khò khè, khó thở nhưng vẫn hoạt động nhanh nhẹn, ăn uống bình thường. Và không xuất hiện thêm các triệu chứng khác. Thì có thể chúng chỉ bị cảm lạnh nhẹ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Yếu tố nhiệt độ môi trường quá nóng, quá lạnh cũng dẫn đến gà bị khó thở.

Khi gà khò khè nhưng lại có thêm các triệu chứng nặng như ăn ít hoặc thậm chí bỏ ăn, đi lại chậm chạp, ủ rũ kém linh hoạt. Cộng thêm vào đó là mũi gà bị viêm xoang chảy nước. Và xuất hiện đờm thì đây là các triệu chứng điển hình nhất của bệnh viêm hô hấp mãn tính CRD ở gà.

Trường hợp khác khi gà bị khò khè, khó thở, luôn cố vươn cổ để thở, ăn ít, gầy hơn, lông xơ xác, mắt xuất hiện bọt khí và mặt sưng. Đi kèm đó là phân gà chuyển sang màu xanh trắng, bết vào hậu môn. Thì đây có thể là biểu hiện của bệnh hen gà. Dạng bệnh này tương đối phức tạp và cần khá nhiều thời gian để điều trị.

Thông thường, khi các dị vật như bị mắc lại ở thanh khí quản hoặc các dịch viêm, dịch nhày tiết ra từ hệ thống hô hấp sẽ dẫn đến gà bị khó thở và thở khò khè. Có rất nhiều nguyên nhân tác động, gây ra bệnh hô hấp trên như do yếu tố thời tiết, do vi khuẩn nấm mốc, vệ sinh chuồng trại... Đặc biệt vào mùa mưa hoặc mùa đông, bệnh lý này các dễ xuất hiện và lây lan rộng hơn.

Đầu tiên, các vi khuẩn, vi sinh vật là nguyên nhân đầu tiên gây ra các biểu hiện bệnh hô hấp trên gà. Thể chất sức khoẻ của gà kém khiến vi khuẩn xâm nhập. Làm suy yếu hệ miễn dịch, tắc nghẽn đường hô hấp. Sự xuất hiện của vi khuẩn có thể bắt đầu từ việc lây lan gà bệnh sang gà khoẻ khi ở chung đàn. Hoặc nguồn gốc mầm bệnh có thể đã sinh ra khi trứng vốn dĩ bị nhiễm trùng từ trước.

Hệ thống chuồng trại kém vệ sinh, nền ẩm ướt, bí bách, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn nhiễm khuẩn cũng là các nguồn chính gây bệnh cho gà. Cho nên người nuôi cần phải đảm bảo về yếu tố vệ sinh, sát khuẩn chuồng nhằm hạn chế các bệnh cũng như loại bỏ khí độc hại thải ra trong quá trình chăn nuôi gà.

Gà bị bệnh hô hấp có một nguyên nhân khác không kém phần chính yếu là thời tiết. Nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột, các thời điểm giao mùa hay độ ẩm không khí cao càng đều dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm mốc phát triển mạnh.

Mật độ nuôi gà quá dày cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh hô hấp ở gà. Mật độ dày, gà thiếu không khí để thở, đặc biệt sẽ khiến vi khuẩn lan truyền rộng và khó kiểm soát hơn.

Trong trường hợp gà chảy nước mũi nhẹ và vẫn hoạt động bình thường. bạn có thể chữa trị bằng cách cho gà uống nước gừng tươi hoặc tỏi tươi để làm ấm cơ thể, giảm thiểu sổ mũi. Mỗi ngày cho gà uống 2 lần và kéo dài từ 2 -3 ngày. thì triệu chứng khò khè và chảy nước mũi của gà sẽ hết.

Khi gà có biểu hiện bệnh nặng hơn xuất hiện đờm, bỏ ăn, nằm ủ rũ một chỗ, mắt xuất hiện lớp màng mờ thì cần gấp rút chữa trị, tránh để tình trạng kéo dài dẫn đến gà bị chết. Cách chữa trị bằng thuốc kháng sinh là phương pháp tốt nhất thời điểm này.

Giai đoạn đầu bạn có thể sử dụng trước thuốc điều trị cho gà Ery. Đây là loại thuốc trị khò khè cho gà rất hiệu quả. Có thể mua thuốc rồi trộn vào nước hoặc thức ăn đút cho gà. Cho gà uống thuốc liên tục trong 2 - 3 ngày và theo dõi thêm. Lưu ý mỗi viên 1 ngày và chia đều thành 2 lần uống.

Trong trường hợp khi đã cho uống Ery nhưng gà vẫn không thuyên giảm triệu chứng. Thì cần chuyển sang giai đoạn hai là sử dụng thuốc Hen đỏ của Thái Lan. Loại thuốc trị gà khò khè này được đánh giá khá hiệu quả trong thời gian ngắn để trị bệnh khò khè, đờm nặng cho gà. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng thuốc này khi gà chuyển bệnh nặng và kéo dài.

Bên cạnh các phương pháp điều trị cho gà bị khò khè, cần kết hợp với công tác vệ sinh chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ. Thường xuyên xịt thuốc sát trùng cũng là vấn đề cần được người chăn nuôi lưu ý.

Để tăng thêm sức đề kháng và miễn dịch cho gà bạn có thể cung cấp thêm các loại vitamin A, vitamin C và các chất điện giải cho gà. Cách tốt nhất để đảm bảo hiệu quả trong chăn nuôi là bạn nên tiêm vắc xin kháng sin. Phòng chống bệnh cho gà từ lúc mới nở để hạn chế nhiều nhất các bệnh về hô hấp.

Next Post Previous Post